Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 21 kết quả

"Hoa pằng nảng rơi rơi": Nỗi niềm thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 9:19 | 12/5/2021

Lượt nghe: 829

Tác giả Nguyễn Phú đã từng có những chia sẻ về truyện ngắn Hoa pằng nảng rơi rơi của anh. Trong những năm tháng công tác ở vùng cao, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người phụ nữ Mông, những câu chuyện về thân phận, niềm đau và tình yêu của những người phụ nữ Mông đã trở thành một âm hưởng ám gợi, trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Phú. Pằng nảng chính là tên gọi của hoa gạo trong tiếng Mông. Những bông hoa gạo cháy đỏ trong trởi biên tái, rực rỡ rụng rơi ven đường bên bước chân của những người đàn bà Mông như hòa cùng bao nỗi xót xa trong lòng họ. Nhân vật chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe là Dúa, một người con gái bất hạnh trong tình yêu, thậm chí có thể coi là bị phụ bạc. Và nỗi bất hạnh của Dúa giống như một định mệnh, nó được truyển kiếp từ cụ ngoại tới bà ngoại, tới mẹ Dúa và bây giờ là Dúa. Tất cả những người đàn ông đều đã ra đi, bỏ lại những người phụ nữ cô đơn ngóng chờ như hóa đá qua bao năm tháng. Rồi những người phụ nữ ấy vò võ nuốt niềm đau vào lòng, một mình nuôi con…Cái trớ trêu trong mối tình dang dở của Dúa còn hiện lên ở cuối tác phẩm, khi Dúa phát hiện bức ảnh Phừ và Súa - em gái mình, đang ôm nhau trên ghế đá. Nếu em Súa được hạnh phúc, thì những đau khổ của Dúa có lẽ cũng bớt đi phần nào, nhưng không có gi là chắc chắn và tin tưởng tình yêu của một người đàn ông đã vừa phụ bạc Dúa như Phừ. Thân phận những người phụ nữ vùng cao nói chung, phụ nữ Mông nói riêng dường như không thể tự quyết định cho hạnh phúc của mình. Họ vẫn còn bị ràng buộc bởi quá nhiều tập tục, luât lệ như những thói quen truyền thống mỗi ngày đè nặng xuống đôi vai. Họ muốn thoát ra mà chưa thể. Những bông hoa gạo đỏ như máu rơi rơi mở đầu và kết thúc tác phẩm như nỗi xót thương chưa bao giờ dứt, không dễ nguôi ngoai trong lòng người…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Lấy vợ vùng cao": Gian nan làm giàu

Ngày phát hành 8:33 | 9/2/2021

Lượt nghe: 943

“Lấy vợ vùng cao” của tác giả Trần Nguyên Mỹ trước hết là một câu chuyện tình giữa trai phố và gái bản, mà thoạt đầu, rất dễ khiến người ta nghĩa đến những điều lãng mạn. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa Mỉ và Cường lại không hề nên thơ. Chàng công tử nhà giàu lúc đó đã sa cơ lỡ vận. Còn gia đỉnh Mỉ bao đời sống dựa vào nương thuốc phiện. Tương lai của cô sơn nữ cũng từng mịt mù như khói bàn đèn… Nhờ vận rủi mà nên duyên, nhưng điều đáng mừng và đáng khen của hai vợ chồng là quyết tâm làm lại cuộc đời. Từ việc mua đất, trồng mận, mở công ty, rồi làm đường để tiện vận chuyện buôn bán, cả Mỉ lẫn Cường đều phải đối diện với những thách thức khác nhau, phần từ nếp nghĩ cũ, phần vì thiếu tiền. Nhưng ở họ, nhất là nhân vật Cường, vẫn vững vàng một ý chí làm giàu bằng con đường chính đáng. Bằng giọng văn dung dị, nhưng với cách nói hay ví von, giàu hình ảnh, tác giả Trần Nguyên Mỹ đã khắc họa thành công bối cảnh của bản Mông “chon von trên núi cao, cả mùa đông ướp cóng trong sương lạnh”. Thế giới nội tâm của Mỹ và Cường cũng được chú ý khắc họa, cùng với sự sinh động của ngôn ngữ đối thoại khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Ngoài ra, đây cũng là một truyện ngắn có nhiều lớp lang. Trong câu chuyện của hai vợ chồng Mỉ - Cường có câu chuyện riêng của từng người, thậm chí thấp thoáng trong đó còn là hành trình cai nghiện đầy gian khổ của bố Mỉ hay cuộc đời thăng trầm của mẹ Cường. Mỗi một phận đời ấy đều có thể gợi lên trong chúng ta những suy nghĩ về cuộc đời…(Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Lều cỏ thảo nguyên": Tâm hồn phiêu bồng của người vùng cao

Ngày phát hành 8:10 | 20/3/2024

Lượt nghe: 929

Đây là một truyện ngắn có cốt lõi là một câu chuyện tình buồn – Buồn vì cô gái, nhân vật tên Miên đã bỏ bản làng, bỏ người thương để lên thành phố mong một cuộc sống đổi đời. Cuộc đời cô đã đổi thay, đã như cô mong ước. Thế nhưng trong Miên vẫn khôn nguôi nỗi nhớ về người xưa, về chứng nhân tình yêu - chiếc mảng như một lều cỏ trôi trong thảo nguyên mùa nước nổi. Miên đã trở lại với mong muốn làm du lịch cộng đồng trên quê hương mình. Sự trở lại của cô cũng mang theo về những xáo động trong cuộc sống và tâm tư của Sước. Anh vẫn còn yêu cô rất nhiều. Nhưng điều đáng trọng nhất là họ đã không bất chấp tất cả để vượt qua ranh giới. Trên nền một câu chuyện phổ biến, những người con của núi dứt áo ra đi theo mời gọi của phố thị hay chọn ở lại, truyện ngắn “Lều cỏ thảo nguyên” nhắc nhủ về tâm hồn tự do và phiêu bồng của con người vùng cao ngay chính trên không gian sống đời của mình. Nhà văn Nguyễn Thu Hằng không tiết lộ chính xác kết cục của mỗi nhân vật. Chị để độc giả tự cảm nhận. Những người mà tâm hồn của họ đã về núi đồi và thảo nguyên thì ngay trong không gian sống có vẻ nhỏ hẹp của mình, họ vẫn sẽ bình yên, bằng lòng, thanh thản; Bởi với mỗi con người, đơn giản điều neo giữ lại cuối cùng vẫn là tình yêu với gia đình, quê hương, bản quán…(Lời bình của BTV Võ Hà)

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 14:56 | 19/8/2021

Lượt nghe: 845

Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế. Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Khuy áo đỏ”: Trăm nẻo đắng cay ngọt bùi của người phụ nữ vùng cao

“Khuy áo đỏ”: Trăm nẻo đắng cay ngọt bùi của người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 9:17 | 1/3/2023

Lượt nghe: 208

Số phận cô gái trẻ tên Mắn trong truyện ngắn cũng khá éo le. Nhà nghèo, kết hôn từ trẻ rồi chồng lại qua đời sớm Mắn buộc phải trở thành trụ cột trong gia đình. Bịn rịn để lại đứa con thơ vừa cai sữa cho cha mẹ già chăm sóc, cô lên bưởng làm thuê kiếm đồng tiền lo cho gia đình. Là người con gái ít học lại từ nhỏ quanh quẩn bên nếp nhà, Mắn không hiểu hết những rắc rối, hiểm nguy của cuộc sống rộng lớn. Trong suy nghĩ giản đơn của Mắn, công việc của cô là phụ giúp, chăm sóc ăn ở cho nhóm thợ của anh Chá, anh trai chồng mình mà thôi. Mãi đến khi cả lán chạy trốn vào hang, Mắn mới hiểu công việc khai thác vàng của họ là trái phép. Nhưng cuộc sống mưu sinh đôi lúc không cho con người sự lựa chọn. Vì cuộc sống nghèo khó của gia đình, đàn em nhỏ, đứa con thơ mà Mắn chấp nhận công việc hiểm nguy. May mắn, cô đã gặp được Khấu, chàng trai Tày tốt bụng. Duyên tình giữa cô gái Dao với chàng trai người Tày nảy nở trong hoàn cảnh thật đặc biệt. Khấu đã dũng cảm đứng ra bảo vệ Mắn khi cô gặp hiểm nguy. Trong khi có chính anh Chá, người mà cô tin tưởng lại đẩy Mắn vào hiểm nguy. Mắn cũng đêm lòng mến Khấu nhưng có lẽ hoàn cảnh công việc tại Bưởng đào vàng không có dịp để họ thổ lộ với nhau. Mắn chỉ biết quan tâm, chăm sóc Khấu qua chiếc áo chàm khuy tết len đỏ. Cuối năm đó, Khấu ghé thăm nhà Mắn với chiếc áo khuya đỏ, đôi trai gái mới thực sự ngỏ lòng với nhau. Truyện ngắn mang đậm phong vị miền sơn cước từ ngôn từ, hình ảnh, nếp sống của những dân tộc như Dao, Tày. Cuộc sống người dân nơi đây nhất là người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều vất vả, nặng nhọc thậm chí là nguy hiểm. Câu chuyện cũng phản ảnh phần nào tệ nạn khai thác vàng trái phép tại nhiều địa phương. Bao nỗi vất vả, đắng cay, giả dối, tủi nhục được xua tan với tình yêu nhẹ nhàng tự nhiên của Khấu và Mắn. Có lẽ Mắn đã tìm được cho mình một bờ vai nượng tựa cho cuộc sống tương lai. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Mùa hoa núi”: Thấm đẫm văn hóa vùng cao

“Mùa hoa núi”: Thấm đẫm văn hóa vùng cao

Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2020

Lượt nghe: 1405

Truyện ngắn “Mùa hoa núi” đã đẫn dắt người đọc, người nghe đến với không gian văn hóa vùng cao của người dân tộc Tày, Mông với những nét phong tục tập quán xưa cũ. Nhà văn Tống Ngọc Hân khai thác triệt để khía cạnh này với nhiều chi tiết, tình tiết hấp dẫn. Nét đặc sắc của văn hóa vùng cao không chỉ thể hiện bởi phong tục, tục lệ. Với sự quan sát tinh tế, nhà văn đã miêu tả đặc sắc nhất trong văn hóa ấy là ứng xử giữa người với người, giữa người với vật, giữa người với thiên nhiên. Truyện kể về một trong những mối ứng xử được cho là khó nói đến nhất, khó biểu hiện nhất, đó là ứng xử của những người đã từng yêu nhau. Sự ứng xử của hai người đàn ông một thời từng yêu một người phụ nữ, như mọi người thấy, phiên chợ cuối năm ở một bãi rừng trống trải hun hút gió, buốt lạnh nhưng mùi ly núi thì cứ ngào ngạt chiếm lĩnh bao phủ và tình người thì cứ ấm nồng như vậy. Đâu đó trong cuộc đua của thời đại, những xoay vần, suy biến, mai một, vẫn có những điều đẹp đẽ như thế hiển hiện và việc của người viết là lan tỏa những giá trị ấy. Để làm nổi bật thông điệp của truyện, nhà văn đã đưa vào những phong tục tập quán một cách chọn lọc. Cụ thể ở đây là phong tục tìm hiểu, yêu đương và kết hôn. Mâu thuẫn của câu truyện cũng từ đây mà sinh ra. Cái khát vọng được làm chủ cuộc đời, được chọn lựa hạnh phúc của con người mỗi ngày mỗi lớn. Họ luôn muốn thoát khỏi sự sắp đặt, dù sau đó cuộc sống chông chênh, muôn phần khó khăn. Cả hai người đàn ông đi qua đời Pằng rồi cũng đã lần lượt có vợ, có gia đình, tổ ấm. Chỉ mình Pằng, một mình đương đầu với nỗi bất hạnh. Mà hai người đàn ông ấy, nhìn xa, nghĩ sâu, đều thấy mình là người có lỗi, góp phần đưa đẩy Pằng đến hoàn cảnh hiện tại. Nên họ không thể quay lưng. Và dù, ban đầu có chút miễn cưỡng, nhưng rồi Pằng vẫn vui vẻ đón nhận những ân tình, chia sẻ ấy. Truyện gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về tình đời, tình người nơi vùng núi cao điệp trùng mây gió…

“Mùi rừng”: Khát vọng của người phụ nữ vùng cao

“Mùi rừng”: Khát vọng của người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 14:51 | 17/3/2021

Lượt nghe: 1133

Bản Lướt cũng như nhiều vùng sâu, vùng xa khác ở nước ta vẫn còn những nếp nghĩ, quan niệm lạc hậu. Đó là suy nghĩ cho rằng phụ nữ không cần học cao làm gì, chỉ đủ con chữ rồi lấy chồng, sinh con, lo lắng việc gia đình. Vì vậy không ít cô gái trẻ mới đang dang dở học lớp 9, lớp 10 đã phải vội lấy chồng. Biết bao ước mơ, hoài bão, kế hoạch của tuổi trẻ trở nên dang dở bởi việc làm vợ, làm mẹ từ rất sớm. May mắn cho cô gái trẻ tên là Xanh trong câu chuyện không phải chịu cảnh lấy chồng sớm như vậy. Cô lấy cái chết để đe dọa cha mẹ cho mình học hết đại học. Thấy con gái quyết liệt như vậy, ông Quản cha cô đánh chịu nhưng lúc nào cũng canh cánh việc gả chồng cho con. Ông cảm thấy con gái như bom nổ chậm không cẩn thận là làm mất mặt gia đình. Chính vì vậy, tuy Xanh đã ngoài 30 nhưng ông lúc nào cũng để mắt xem cô đi đâu, làm gì, quan hệ cùng ai. Sự quan tâm có phần quá mức của cha khiến Xanh cảm thấy mất tự nhiên trong cuộc sống. Những đồn thổi vu vơ về mối quan hệ giữa cô và anh Dưỡng rồi thái độ sốt ruột của cha khiến tình cảm mới nảy sinh trong lòng Xanh bỗng trở nên rụt rè. May mắn là người yêu cô chủ động tìm đến nói chuyện với ông Quản và tình duyên của họ trở nên trọn vẹn. Truyện ngắn được viết mộc mạc, giản dị về chuyện tình của đôi trai gái nơi vùng cao. Qua câu chuyện tình yêu của cô gái Xanh, người đọc, người nghe hiểu hơn về phong tục, tập quán, nếp sống của các dân tộc thiểu số nước ta. Tuy vậy, mối tình của Xanh với Dưỡng được tác giả miêu tả có phần hơi đơn giản và đưa đẩy quá nhanh. Nếu khai thác thêm cuộc sống nội tâm của Xanh khi đã lớn tuổi vừa thực hiện hoài bão của mình vừa chịu sức ép phải lập gia đình từ cha, mẹ. Thêm thắt những va chạm, hiểu lầm nho nhỏ của đôi trai gái rồi mới nên duyên chồng vợ thì có lẽ truyện ngắn sẽ hấp dẫn hơn với người đọc, người nghe...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 16:26 | 17/7/2021

Lượt nghe: 1344

“May đi như chạy ra sân, đầu va cả vào dây phơi treo đậu tương, định ra rồi vào luôn để mẹ Già không biết. Nhưng vừa đi qua sân bất chợt May sững lại. Ngay trước mặt May, chỉ cách hai bước chân là mẹ Già. Mẹ Già quay lưng lại phía May, đầu cúi xuống, tấm khăn tuột trên vai, tay mẹ Già đang nắm chặt thanh gỗ cài hai cánh cổng...May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt...” (Truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy). (Điểm hẹn văn nghệ 22/05/2021)

Nét riêng biệt trong trang viết về vùng cao

Nét riêng biệt trong trang viết về vùng cao

Ngày phát hành 22:25 | 25/11/2022

Lượt nghe: 175

Những trang viết về vùng cao luôn mang sức thu hút riêng biệt. Ở đó có nét hoang sơ của những miền đất, nơi có những cánh rừng, con suối, vùng đồi phủ xanh cây lá. Nổi bật giữa thiên nhiên bao la điệp trùng ấy là những con người chất phác cần cù. Từ bàn tay khéo léo, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm thủ công tinh tế, mang đậm nét văn hóa, tập quán ở nơi mình sinh sống... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 22/11/2022)

Nhà thơ Lê Va tâm tình với người vùng cao

Nhà thơ Lê Va tâm tình với người vùng cao

Ngày phát hành 11:7 | 18/3/2024

Lượt nghe: 130

Nhà thơ Lê Va sinh năm 1959, quê tại Phú Lương, Thanh Oai, Hà Tây, nay là TP Hà Nội. Ông từng được trao Giải B thơ Hoà Bình các năm 1991 – 2001, tặng thưởng Bài thơ hay báo Văn nghệ – Hội nhà văn Việt Nam năm 2001. ​Cũng cùng một miền thơ như các đồng nghiệp từ miền xuôi lên miền núi và gắn bó lâu năm với quê hương thứ hai, nhà thơ Lê Va (Hội VHNT Hòa Bình) viết nhiều và sâu sắc, lắng đọng về vùng đất – cái nôi của nền văn hóa Mường.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy với trang viết về vùng cao

Nhà văn Đỗ Bích Thúy với trang viết về vùng cao

Ngày phát hành 20:35 | 4/3/2021

Lượt nghe: 446

Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Giang. Phong tục tập quán, văn hóa và vẻ đẹp của thiên nhiên con người vùng cao là nguồn cảm xúc mãnh liệt và lắng sâu, thôi thúc chị cầm bút viết nên những áng văn lay động về quê hương mình... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/02/2021)

Nhóm Kí họa đô thị Hà Nội đưa tranh tường lên vùng cao

Nhóm Kí họa đô thị Hà Nội đưa tranh tường lên vùng cao

Ngày phát hành 11:26 | 10/9/2022

Lượt nghe: 235

Vừa qua, nhóm Kí họa đô thị Hà Nội đã thực hiện thành công dự án vẽ tranh tường tại trường tiểu học bán trú Nậm Khắt và trường tiểu học bán trú Púng Luông - Huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái. Qua một tuần làm việc nỗ lực và hiệu quả, những bức tranh về biển đảo quê hương và vũ trụ bao la đã góp phần tạo nên màu sắc mới xinh đẹp cho nơi đây... (Văn nghệ thiếu nhi 31/08/2022)

Những thiên thần vùng cao trong truyện ngắn "Seo ly"

Những thiên thần vùng cao trong truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019

Lượt nghe: 890

Cuộc sống luôn chứa đựng những câu chuyện mang tính tiểu thuyết mà nhà văn bằng tay nghề của mình có thể gọt giũa, tưởng tượng và hư cấu thêm là tạo thành một tác phẩm hay. Truyện ngắn “Seo ly” của nhà văn Chu Văn Nghiêm cũng là thành quả từ sự chưng cất gọt giũa ấy (Đọc truyện đêm khuya phát 10/1/2019)

Phim “Thung lũng hoang vắng”: Nhọc nhằn "Gieo chữ" vùng cao

Phim “Thung lũng hoang vắng”: Nhọc nhằn

Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2018

Lượt nghe: 1144

Bộ phim của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang ca ngợi tấm lòng tận tụy của những thầy cô giáo tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” qua câu chuyện về một ngôi trường vùng cao, nơi chỉ có 3 thầy cô giáo cắm bản: thầy Tành (diễn viên Nguyễn Hậu), cô Giao (diễn viên Hồng Ánh) và cô Minh (diễn viên Tuyết Hạnh). (Điểm hẹn Văn nghệ 17/11/2018)

Thơ viết về các bạn nhỏ vùng cao

Thơ viết về các bạn nhỏ vùng cao

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2016

Lượt nghe: 1502

Nhiều bạn nhỏ sống ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nửa buổi đi học, nửa buổi còn lại thường phải vào rừng lấy củi, hái măng. Hình ảnh một em bé gái giữa trưa đội nắng chân không đi dép, trên lưng đeo chiếc gùi nặng lầm lũi vượt dốc để về nhà kịp bữa ăn trưa như ghim vào tâm trí mọi người. Mong rằng cuộc sống nhọc nhằn sẽ dần qua mau để các em thay vì phải gùi củi, gùi sắn thì trên lưng đeo chiếc cặp sách chở ước mơ được tới trường. (Văn nghệ thiếu nhi 10/7/2016)

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 886

Hai mươi năm đặt chân xuống Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thúy giờ đã có trong tay 19 cuốn sách, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, trong đó chủ yếu mang âm hưởng vùng cao. Chương trình Đoc truyện đêm khuya phát 11/04 xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “ Tráng A Khành” – một tác phẩm đậm đặc chất miền núi của nhà văn Đỗ Bích Thúy

Triển lãm tranh "Đam mê": Tấm lòng vì trẻ em vùng cao của ba họa sĩ "nhí"

Triển lãm tranh

Ngày phát hành 9:45 | 2/11/2017

Lượt nghe: 953

Nghệ thuật vốn đã đẹp và nghệ thuật còn đẹp hơn khi chắp cánh những ước mơ tuổi thơ, nuôi dưỡng tâm hồn nhân ái. Vừa qua, ba họa sĩ nhí gồm: Mỹ Anh, Minh Châu và Bạch Yến đã phối hợp với Quỹ từ thiện Giỏ Thị, quỹ từ thiện Chăn Ấm tổ chức triển lãm tranh sơn dầu mang tên " Đam mê", tại Soba Cafe, phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, gây quỹ từ thiện ủng hộ các bạn nhỏ vùng cao. (Văn nghệ thiếu nhi 01/11/2017)

Truyện ngắn "Du Xuân": Niềm vui của đôi bạn nhỏ vùng cao

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018

Lượt nghe: 695

Truyện ngắn "Du Xuân" của bạn Đinh Thị Thanh Thảo học sinh lớp 12A4 Trường Trung học phổ thông Việt Bắc có lối viết nhẹ nhàng, đôi chỗ còn non nớt, nhưng vượt lên đó là tinh thần yêu lao động, một tình bạn luôn được bồi đắp gắn kết bằng sự thấu hiểu cảm thông lẫn nhau của các nhỏ vùng cao. Với các bạn nơi đây thì việc vào rừng để hái măng, hái nấm khá là quen thuộc. Những gùi măng nặng trên lưng thể hiện sự cần cù chăm chỉ của các bạn vùng sâu vùng xa. Chuyến du xuân đầu tiên không đơn thuần là vui chơi, mà các bạn còn thể hiện trách nhiệm của một người con đã lớn trong gia đình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 27/02/2018)

Truyện ngắn "Xuân trễ": Nỗi lòng người phụ nữ trẻ vùng cao

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2015

Lượt nghe: 4109

Hai người con gái tuổi xuân thì đến với tình yêu đầu đời bằng bước chân hồi hộp, say đắm; và rồi cả hai cùng lỡ dở. Một người phải ra đi khi đang bụng mang dạ chửa. Một người lặng lẽ chôn vùi những khát vọng riêng tư, gắn bó với công việc dạy chữ cho những đứa trẻ nơi heo hút. Câu chuyện về tình yêu và thân phận của người phụ nữ trẻ vùng cao một lần nữa được tác giả Mai Dương Dương kể lại với nhiều ngậm ngùi tiếc nuối, thể hiện góc nhìn của người trẻ tuổi còn nhiều bỡ ngỡ, lo sợ bị tổn thương trước va đập cuộc đời.(Đọc truyện đêm khuya 11/12/2015)

Truyện ngắn Đường qua bản: Một sắc màu vùng cao qua những thân phận

Truyện ngắn Đường qua bản: Một sắc màu vùng cao qua những thân phận

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014

Lượt nghe: 3199

Mang đậm sắc màu vùng cao, cuộc sống, diện mạo con người vùng cao. Trong đó nổi lên hình ảnh hai người phụ nữ Mỷ và May dám vượt lên những hủ tục để làm chủ cuộc sống của bản thân

Vẻ đẹp vùng cao miền núi qua thơ

Vẻ đẹp vùng cao miền núi qua thơ

Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2015

Lượt nghe: 1099

Những giá trị của văn hóa và tình cảm cùng vẻ đẹp vùng cao miền núi đang lan tỏa trong thơ Vương Anh, Phạm Huyền Minh, Trần Anh Trang, Nguyễn Quang Hưng và Trần Hữu Tòng. Trò chuyện với nhà thơ Quang Hoài về cảm xúc thơ biển đảo (Tiếng thơ 8+9/2)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ